Huawei xoá bỏ toàn bộ game Tencent khiến game thủ Trung Quốc có gặp khó khăn khi download?
Nhiều người đặt ra câu hỏi liệu Huawei xoá game Tencent sẽ ảnh hưởng đến người dùng Trung Quốc trong việc download sản phẩm.
Trả lời về việc Huawei xoá hoàn toàn các trò chơi của Tencent vào ngày 01/01, Tencent cho biết: “Do Huawei không đáp ứng đươc Thỏa thuận dự án quảng bá trò chơi trên smartphone của chúng tôi nên Tencent không thể gia hạn hợp động theo lịch trình cũng như hợp tác tiếp tục. Do vậy, như bạn thấy đó các sản phẩm của Tencent Games đã bị xóa khỏi kệ vào sáng sớm 01/01″.
Đại diện phía Tencent còn cho biết thêm hai bên vẫn đang hối thúc và tìm cách đàm phán, thương lượng để có được tiếng nói chung nhằm tháo gỡ vướng mắc. Bởi 2 phía biết rằng nếu không còn hợp tác thì đều sẽ phải chịu tổn hại.
Theo Báo cáo thị phần điện thoại di động Trung Quốc năm 2019 của Canalys, với 38,5% và 142 triệu chiếc, Huawei đứng đầu tại thị trường smartphone Trung Quốc, tiếp theo là OPPO (17,8%) và Vivo (17,0%), Xiaomi (10,5%). Mỗi bên lại có cửa hàng ứng dụng riêng.
Do đó, trung tâm ứng dụng điện thoại tích hợp sẵn trên điện thoại đã trở thành một kênh quan trọng mà các nhà sản xuất game không thể bỏ qua. Nhiều người đặt ra câu hỏi liệu điều này sẽ ảnh hưởng đến người dùng Trung Quốc trong việc download sản phẩm.
Game Tencent gặp khó khăn hơn trong năm 2021? Thực tế, mặc dù cửa hàng ứng dụng của Huawei có nhiều người dùng nhưng không phải tất cả.
Ở đại lục, có vô vàn cổng game, cửa hàng ứng dụng lớn khác như TapTap, 9game, 4399, 3839, 18183… game thủ có thể tải trò chơi một cách dễ dàng. Đó là còn chưa kể Tencent xây dựng những cổng game download của riêng mình.
Bên cạnh doanh thu – chiết khấu, theo các nhà phân tích thì nguyên do cho sự vụ này còn do hai “ông lớn” có những bất đồng về dung lượng các trò chơi Tencent cho tải về và cài đặt từ cửa hàng ứng dụng của Huawei. Có vẻ những sản phẩm game của công ty ở Thâm Quyến thường tạo khó khăn hơn cho người dùng AppGallery.
Cuộc đụng độ giữa 2 hãng game và phân phối game ở Trung Quốc đầu năm 2021 khiến người ta nghĩ đến trường hợp tương tự của Apple và Epic Games.
Trên thực tế, một số nhà sản xuất game trong nước đã dần bắt đầu tự chủ việc phân phối game mà không cần phụ thuộc vào chợ ứng dụng của các ông lớn khác. Trường hợp của miHoYo (NSX Genshin Impact) là một ví dụ. Vào tháng 09 năm 2020, hai công ty đã thông báo rằng trò chơi của Genshin Impact rút khỏi trung tâm App của Xiaomi và chợ ứng dụng Huawei.
Trong khi đó, Rise of Kingdoms của Lilith Games thậm chí còn từ chối lên các kênh ứng dụng Android của vivo, OPPO, trợ lý di động 360, Tencent App và chỉ tung ra trên 4 nền tảng bao gồm App Store, TapTap, trang web chính thức và Jiuyou.
Bình Luận